- Kính uốn cong hay còn gọi là kính uốn là loại kính cao cấp, được uốn cong theo một số định dạng khác nhau tùy nhu cầu sử dụng.
Phân loại kính uốn cong: có 3 loại
Kính temper (kính cường lực) uốn cong: là kính thường phẳng trong quá trình tôi cường lực sẽ được uốn biến dạng theo đường cong đã định. Kính được biến dạng nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực, chịu nhiệt nên rất an toàn cho người sử dụng như những loại kính temper (kính cường lực) phẳng.
Kính thường uốn cong (Kính gia nhiệt uốn cong): kính thường phẳng dưới tác dụng của nhiệt sẽ được uốn biến dạng theo một khuôn mẫu đã được định dạng trước. Với loại kính này thì tính chất của kính thường vẫn được giữ nguyên (khi vỡ sẽ tạo mảnh to, sắc nhọn, dễ gây sát thương), nó chỉ thay đổi về định dạng kính (từ phẳng chuyển thành cong) vì vậy người sử dụng cần hết sức lưu ý để đảm bảo độ an toàn khi lắp đặt cũng như sử dụng loại kính này.
Lưu ý: Với 3 loại kính uốn cong trên thì độ cong R phải tuân theo tiêu chuẩn cho phép tương ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi loại kính nên khi thiết kế cần phải lưu ý về độ cong R sao cho phù hợp với đều kiện kỹ thuật cho phép.
Thông số kỹ thuật
Bảng thông số kỹ thuật kính cường lực cong:
Bảng thông số kính thường/kính dán uốn cong:
Đặc điểm kỹ thuật
- Phần 2 mép ngoài của cạnh cong, từ 80mm – 100mm đường cong không cong đều, kính gần như phẳng.
- Với những tấm kính cường lực uốn cong có kích thước lớn và R ≤ 1.800mm, sát mép cạnh cong thường xuất hiện 1 vài vết tưa dài khoảng 10mm – 20mm theo chiều dài của tấm kính (điều này không ảnh hưởng đến chất lượng tấm kính đã được tôi cường lực).
- Với những tấm kính uốn cong có kích thước lớn và R ≥ 5.000mm, tại phần cong nhất của tấm kính thường xuất hiện hiện tượng kính bị ưỡn ngược lại so với chiều cong của tấm kính, tạo nên cạnh uốn cong hơi bị gãy khúc.